Công dụng Thịt_thỏ

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Thịt thỏ có thể chế biến thành các món ăn bài thuốc chữa bệnh Làm sáng mắt, mịn da, Chữa tiểu đường, Chữa cao huyết áp. Thịt thỏ làm tăng hoạt tính của tế bào da, tăng tính đàn hồi của da, thích hợp với phụ nữ. Thịt thỏ là món ăn lý tưởng đối với người béo phì, bệnh gan, tim mạch, tiểu đường. Với người cao huyết áp, thịt thỏ ngăn chặn hình thành các cục máu đông do tăng cường tiểu cầu trong máu. Ngoài tác dụng trẻ hóa da phụ nữ, thịt thỏ còn rất tốt cho người cao huyết áp hoặc có bệnh gan, tiểu đường. Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với cá loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy.

Chúng cũng có tác dụng kiện não, ích trí, giúp phát triển não bộ. Ngoài ra, cả thịt thỏ, gan thỏ, tiết thỏ, lông thỏ, xương thỏ đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, gan thỏ có vị ngọt mặn, tính hàn và tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu. Tiết thỏ cũng vị mặn, tính hàn, không độc nên tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng. Thịt thỏ dùng rất tốt cho các trường hợp suy kiệt gầy sút, người mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường.

Liên quan